Nhiều người nghe phân tích nước hay xét nghiệm nước thì sợ, nghĩ nó là cái gì đó cao siêu lắm. Thậm trí nhiều thợ chuyên xử lý nước cũng chưa hiểu phân tích nước là gì. Chưa từng đến viện nghiên cứu, viện phân tích, hoặc không biết tên cả những viện như vậy.
Thực ra phân tích nước có nhiều cách, nhưng nếu không phân tích nước thì giống như bốc thuốc, chữa bệnh mà không khám bệnh vậy.
===> Sẽ không thể xử lý nước hiệu quả được.
==>> Kết hợp với các quan sát ở trên để dự đoán.
Như vậy là chỉ cần dùng cảm quan là bạn đã có thể dự đoán được trên 70% chất lượng nước và phương án xử lý rồi.
Khi nước giếng khoan có màu vàng thì cũng có thể là nước nhiễm sắt hoặc Amoni. Bạn dùng nước chè để chắc chắn hơn.
Bạn hãm một ấm trà để uống như bình thường. Bạn lấy một cốc nước trà vào cốc trong suốt. Đổ mẫu nước cần thử vào cốc trà, nếu cốc nước chuyển sang màu đen, tím than là nước nhiễm sắt nặng. Ngả xám đen nhẹ là nhiễm sắt nhẹ.
Phương pháp này chỉ chắc chắn hơn là nước có nhiễm sắt thôi. Nếu nước màu vàng, thử trà mà không chuyển màu thì khả năng cao là nước nhiễm Amoni hoặc Axit Humic.
Kít thử nước nhanh ở Nguyễn Nhâm rất đa dạng. Có đủ các loại kít thử nước nhiễm sắt, asen, mangan, độ cứng, H2S, Amoni….
Kít thử nước có độ chính xác cao. Mỗi bộ có thể thử được nhiều lần. Rất phù hợp với các đội chuyên xử lý nước hoặc lắp đặt hệ thống lọc nước sinh hoạt.
Để chắc chắn thì bạn nên mang đến viện để phân tích. Các viện trên địa bàn Hà Nội thì có Viện Hóa ở số 8 Hoàng Quốc Việt, Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp 57 Lê Quý Đôn.
Chi phí xét nghiệm nước không cao. Tổng giá tiền sẽ phụ thuộc vào số chỉ tiêu bạn cần phân tích. Giá mỗi chỉ số dao động từ 70 nghìn đến 400 nghìn đồng.
Chú ý: Hiện nay tiêu chuẩn nước sinh hoạt đã áp dụng QCVN 01-1:2018/BYT. Đây là tiêu chuẩn mới, yêu cầu rất khắt khe.