Nhược điểm của cát mangan nói chung là nặng. Dùng trong hệ thống cột lọc cần bố trí hợp lý, chọn kích cỡ hạt phù hợp với từng công đoạn. Nếu lọc thô mà chọn hạt nhỏ sẽ bị tắc, lọc tinh mà chọn hạt to sẽ không hiệu quả.
Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu, A12 nhận thấy, mangan ở Cao Bằng có chất lượng rất tốt. Mangan Cao Bằng có hàm lượng MnO2 cao, hạt đen và cứng, được dùng chủ yếu trong ngành luyện thép.
Sau khi được tuyển chọn, quặng mangan sẽ được chuyển về xưởng nghiền, tuyển từ và sàng phân size.
Quá trình nghiền sẽ sinh ra bột mịn, bột mịn bám vào hạt nên khi cầm nắm sẽ có cảm giác bẩn và đen tay. Tuy nhiên, khi đổ vào cột lọc hoặc bồn lọc, quá trình rửa xuôi, rửa ngược sẽ làm sạch hạt rất nhanh chóng. Để việc làm sạch vật liệu nhanh và tăng hiệu quả xử lý nước, các bạn không nên đổ quá nhiều loại vật liệu trong một cột lọc. Nên đổ các hạt riêng lẻ và đồng nhất, đảm bảo độ dày lớp vật liệu trên 60 Cm. Như vậy hệ thống lọc sẽ hoạt động trơn tru, không bị tắc nghẽn và sục rửa sẽ nhanh hơn.
Sau quá trình nghiền sàng. Kỹ thuật A12 sẽ dùng sàng thí nghiệm để kiểm tra cỡ hạt, đảm bảo cỡ hạt khi xuất xưởng là đảm bảo đúng chủng loại cho khách hàng.
Quặng mangan A12 rất cứng, cứng hơn nhiều so với các loại quặng trên thị trường. Hạt cứng thì sẽ đảm bảo không bị phôi nhiễm ra nguồn nước, đảm bảo hệ thống lọc ổn định và bền bỉ. Đặc biệt, trong các hệ thống lọc công nghiệp, công suất lớn, có thể phải dùng cánh trộn. Quặng mangan mềm sẽ không thể chịu nổi và phai ra nguồn nước.
Tuy nhiên, hạt cứng thì sẽ rất khó nghiền, khi nghiền thì rất nhanh hỏng trục và đặc biệt là rất bụi và vất vả cho công nhân.