Trang chủ Blog Tác hại và cách xử lý nước nhiễm Amoni NH4+

Tác hại và cách xử lý nước nhiễm Amoni NH4+

24/12/2021 - 4:50

Nước nhiễm Amoni NH4+

Nước nhiễm Amoni là cụm từ miêu tả nước có hàm lượng Amoni tổng cao hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT.

Cụ thể, theo tiêu chuẩn này. Nước có hàm lượng Amoni trên 0,3mg/l là không đạt. Hàm lượng Amoni dưới 0,3 mg/l coi là an toàn.

Amoni tồn tại chủ yếu dưới hai dạng là Amoniac NH3 và Ion Amoni NH4+. Trong đó NH3 độc hơn nhưng dễ bay hơi, NH4+ ít độc nhưng lại có xu hướng chuyển hóa thành Nitrit là chất rất độc đối với cơ thể.

Nước nhiễm Amoni thường sinh vi khuẩn và rêu tảo khi phơi nắng. Nó có thể chuyển hóa thành Nitrit là chất độc hơn cho cơ thể.

Cần phải xử lý nước, loại bỏ Amoni ra khỏi nguồn nước.

Cách xử lý nước nhiễm Amoni

Có rất nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm Amoni, nhưng cơ bản thì Nguyễn Nhâm tổng hợp thành 4 phương pháp sau:

Phương pháp hóa lý: Tripping, trao đổi ion, hấp phụ.

  • Tripping có nghĩa là dùng tháp khí Stripping, lọc nước nhiễm Amoni bằng cách cho nó bay hơi. Thu được nước sạch với lưu lượng lớn, giá thành rẻ. Phương pháp này chỉ phù hợp với xử lý nước thải.
  • Trao đổi ion. Đây là phương pháp được dùng khá phổ biến. Sử dụng các Cation dương để trao đổi và loại NH4+ ra khỏi nước. Phương pháp này có giá thành cao, phù hợp với lọc nước sạch, nước sinh hoạt.
  • Phương pháp hấp phụ: Sử dụng các vật liệu lọc có khả năng hấp phụ cao như than hoạt tính, zeolite để hấp phụ, giữ lại Amoni trong vật liệu lọc. Khi các hạt lọc bão hòa sẽ thay bằng vật liệu lọc mới.

Phương pháp điện hóa.

Sử dụng hệ thống điện phân gồm Anot bằng than chì và Catot bằng Inox, dung môi là nước muối loãng. Amoni sẽ bị kết tủa thành dạng magie amoni photphat, có thể tận dụng làm phân bón.

Phương pháp sinh học:

Phương pháp này gồm 2 bước.

Bước 1. Nitrat hóa, biến toàn bộ Amoni thành Nitrat NO3- theo phản ứng sau:

  • NH4- + 1,5 O2 –> NO2- + 2H+ + H2O
  • NO-2 + 0,5 O2 –> NO3-

Bước 2: Khử Nitrat NO3-

Các vi khuẩn kỵ khí khử Nitrat sẽ lấy ô xi, giải phóng khí N2 bay lên.

Trong khuôn khổ bài viết này, Nguyễn Nhâm tập trung cho ngành lọc nước sinh hoạt nên sẽ phân tích kỹ hơn cách xử lý nước nhiễm Amoni bằng hệ thống cột lọc nước tổng.

Trong hệ thống lọc nước tổng sinh hoạt, bạn nên phân tích nước xem nguồn nước thực tế cần xử lý nhiễm những tạp chất gì. Nếu chỉ nhiễm Amoni thì xem nó là dạng NH3 hay NH4-. Độ PH của nước là bao nhiêu? Ngoài Amoni nó còn nhiễm nhiều tạp chất khác thì sẽ kết hợp để xử lý cho phù hợp.

Chắng hạn, Nếu nước nhiễm Amoni và sắt. Khi sử dụng Mangan tự nhiên hoặc Feramic khử sắt thì Amoni cũng sẽ được loại bỏ một phần rồi. Sau đó dùng Clino-X để khử Amoni thì hạt này cũng hỗ trợ khử sắt nữa.

Chú ý, nước giếng khoan thì cần làm thêm giàn mưa, bể ngưng để tăng hiệu quả lọc nước.

Mời bạn xem video để hiểu thêm về cách xử lý nước nhiễm Amoni.

Lọc nước nhiễm Amoni bao nhiêu tiền?

Giá thành hệ thống lọc nước phụ thuộc vào hàm lượng Amoni trong nước. Chất lượng của các linh kiện trong hệ thống lọc nước đó.

Giả sử: Nước máy khu Hà Đông có hàm lượng Amoni 2-3mg/l. Để khử amoni đạt QCVN 01-1:2018/BYT thì giá hệ thống lọc sẽ rơi vào khoảng 5 triệu cho đến 11 triệu đồng.

Nên dùng hệ thống lọc nước nào để lọc nước nhiễm Amoni?

Như phần trên đã phân tích. Tùy vào nguồn nước thực tế và điều kiện gia đình để chọn lựa hệ thống lọc nước phù hợp.

Về cơ bản, sẽ có 2 loại để bạn cân nhắc.

Loại 1. Đây là loại dùng van cơ, bạn sẽ phải hoàn nguyên, sục rửa bằng van tay. Thời gian mỗi lần khoảng 50 phút, mỗi tuần đến nửa tháng sẽ làm một lần, tùy lưu lượng nước và hàm lượng Amoni thực tế.

Loại 2. Đây là loại dùng van tự động. Hệ thống van tự động sẽ giúp bạn hoàn nguyên, sục rửa hệ thống lọc tự động. Bạn chỉ cần đổ muối vào thùng muối của hệ thống là được.

Gợi ý: Tổng kho Nguyễn Nhâm thấy Hệ thống lọc nước Slanper SLP.A101 rất phù hợp với nước máy nhiễm Amoni. Đây là hệ thống mà Nguyễn Nhâm đã lắp đặt rất nhiều trong năm 2020.

XEM THÊM: CÁCH LẮP HỆ THỐNG LỌC NƯỚC

0359 008 338