Trong xử lý nước, lựa chọn vật liệu lọc nước phù hợp là cần thiết, bởi mỗi nguồn nước có chất lượng khác nhau. Đôi khi những vật liệu rẻ tiền đơn giản nhưng lại hiệu quả bất ngờ. Cát Mangan là một trong số đó, nếu bạn biết Cát Mangan là gì? Và các tác dụng của nó ứng dụng trong xử lý nước, bạn sẽ tạo ra những hệ thống lọc nước hiệu quả nhất.
Cát mangan là hạt có kích thước nhỏ, có hàm lượng mangan dioxit cao. Bạn có thể tham khảo thêm ở Wikipedia.
Về nguồn gốc thì có 2 loại:
Loại tự nhiên là loại cát được hình thành trong tự nhiên. Nó được sản xuất từ việc nghiền nhỏ quặng mangan, loại quặng được khai thác ở các mỏ dưới lòng đất Cao Bằng, Yên Bái, Nghệ An…
Trên thế giới, Quặng mangan tốt có nhiều ở Nam Phi, Indonesia. Đây cũng là loại mà Tổng kho Nguyễn Nhâm phân phối chính trong nước.
Cát mangan tự nhiên được sản xuất theo chu trình là: Khai thác quặng. Dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra cát mangan lọc nước thô – Nghiền nhỏ – phân loại theo kích thước.
Với khai thác quặng, cát mangan lọc nước được khai thác theo 2 phương pháp đó là lộ thiên và hầm mỏ. Tùy theo địa chất, địa hình, địa mạo của vùng mà chọn phương pháp khác nhau.
Cát này thường được sử dụng trong xử lý nước giếng khoan, khử mùi tanh của sắt trong nước, xử lý mangan, Flo… rất có hiệu quả.
Ngoài ra, cát Mangan lọc nước còn bao gồm các chất như: SiO2, Fe, MnC2, … Vậy nên, cát mangan có khả năng loại bỏ mangan và các tạp chất trong nước khi xử lý nước, lọc nước.
Ưu điểm của loại này là hạt cứng, bền, bề mặt nhẵn nên xúc tác tốt và dễ sục rửa. Nhược điểm là hạt nặng, tốn vật liệu và bị bí, dễ tắc cột lọc.
Đây là loại được sản xuất theo công nghệ ướp tẩm KMnO4 lên cát thạch anh, sỉ hoặc các loại hạt khác. Birm Mỹ, Birm Việt, Green Sand… có thể coi như cát mangan nhân tạo.
Hạt mangan nhân tạo có chất lượng cao hay thấp lại phụ thuộc vào phôi, công nghệ ướp tẩm, công nghệ ủ để sản xuất ra nó. Chẳng hạn phôi gốm như Birm Mỹ thì khá tốt vì nó nhẹ, khắc phục được nhược điểm của Cát mangan tự nhiên là quá nặng, gốm cũng tăng độ bền cho hạt lọc. Birm Việt thì ướp tẩm trên cát nên kém bền hơn.
Lớp vỏ phủ bên ngoài cát mangan nhân tạo hay tự nhiên đều có khả năng oxi hóa đó là MnO2.H2O. Lớp vỏ này có khả năng làm tăng khả năng tiếp xúc và khả năng oxy hóa của hạt
Mangan hoạt động với vai trò là chất xúc tác mạnh, giúp quá trình ô xi hóa diễn ra nhanh và kết tủa kim loại nặng tốt hơn. Các loại kim loại nặng hòa tan trong nước như Sắt 2, Mangan 2, Asen 2 sẽ phản ứng nhanh với Ô xi trở thành Ô xít kết tủa dạng bùn. Quá trình lọc được diễn ra tiếp nhờ khe hở giữa các hạt lọc nhỏ, khít, chỉ cho nước sạch đi qua, bùn sẽ bị giữ lại.
Cát mangan cũng có thể được sử dụng để khử khoáng bằng hệ thống lọc tốc độ cao.
Sức mạnh của cát mangan sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu bạn biết cách kết hợp với các vật liệu lọc nước khác như Feramic, Than Antraxit…
Cát Mangan được sử dụng để lọc nước giếng khoan, khử mùi nước nhiễm Sắt, nhiễm Mangan, Hydrogen sulfide, Asen, khử mùi tanh bằng cách oxy hóa trực tiếp qua tiếp xúc với bề mặt cát, kết tủa và khả năng lọc của tầng hạt.
Đối với nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cát mangan có thể loại bỏ một số kim loại năng như đồng, chì, kẽm…
Cát Mangan xúc tác quá trình khử sắt (Fe < 35 mg/l), khử các chất phóng xạ. Cát Mangan có khả năng khử sắt trong khoảng pH rộng, nâng và ổn định độ pH của nước trong khoảng 6.5 đến 8.
Trong xử lý nước giếng khoan, cát mangan có khả năng khử mùi tanh của nước nhiễm phèn sắt.
Cát mangan lọc nước còn khử được Clo dư trong nước máy, nước hồ cá, bể cá
Lọc, loại bỏ tác nhân gây hại, hóa chất dư thừa có trong nước
Đặc biệt, cát mangan có khả năng xử lý Asen hiệu quả. Đây là kim loại rất có hại tới sức khỏe khi tồn tại lâu trong cơ thể con người.
Qua bài viết về tác dụng của cát mangan này mong rằng sẽ cung cấp cho bạn được nhiều kiến thức và hiểu thêm về loại cát này cũng như các công dụng của cát Mangan trong quá trình xử lý nước giếng khoan, lọc nước, xử lý nước sinh hoạt, chúng ta không chỉ sử dụng cát thạch anh, than hoạt tính, sỏi lọc nước mà còn phải kết hợp với cát mangan nhằm tăng hiệu quả, chất lượng nguồn nước.